Rút chất liệu độn cằm là gì?
Với những người cằm ngắn nhưng mong muốn sở hữu dáng cằm nhọn V-line, họ đã tìm đến phương pháp độn cằm. Tuy nhiên, do thực hiện tại cơ sở thẩm mỹ thiếu uy tín, chất liệu dùng để độn cằm không được đảm bảo an toàn. Họ đã phải đối mặt với nhiều rủi ro, biến chứng và cần thực hiện rút chất liệu độn cằm ngay để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Về bản chất, rút chất liệu độn cằm chính là kỹ thuật gỡ bỏ miếng độn cằm nhân tạo được đặt tại phần cằm ra ngoài cơ thể khi vị trí này có các biểu hiện như viêm nhiễm lâu ngày không khỏi, mưng mủ, sưng bầm… để tránh hoại tử, cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đối tượng thực hiện
Trên thực tế, không phải ai cũng cần tháo bỏ chất liệu độn cằm. Phương pháp này chỉ áp dụng cho các trường hợp:
- Người đã từng độn cằm nhưng bị hỏng
- Người sau phẫu thuật độn cằm bị viêm nhiễm, dị ứng nặng, tình trạng đau nhức kéo dài…
- Cằm lệch, vẹo, biến dạng sau phẫu thuật
- Dáng cằm xấu không tương xứng với khuôn mặt
- Người có mong muốn trở lại với dáng cằm cũ

Quy trình thực hiện tại NCB
Tại Bệnh viện thẩm mỹ NCB, rút chất liệu độn cằm được thực hiện theo các bước bài bản theo đúng quy chuẩn của Bộ Y Tế, cụ thể như sau:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Khách hàng được bác sĩ chuyên khoa trực tiếp thăm khám, kiểm tra tình trạng cằm để xác định mức độ nặng nhẹ sau đó lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.
Bước 2: Kiểm tra sức khỏe

Mặc dù tháo chất liệu độn cằm chỉ là một tiểu phẫu nhỏ nhưng để đảm bảo an toàn, khách hàng sẽ được kiểm tra sức khỏe toàn diện. Đủ điều kiện sức khỏe mới tiến hành phẫu thuật.
Bước 3: Đo vẽ, xác định tỉ lệ vùng cằm
Bác sĩ tiến hành đo vẽ và khoanh vùng cằm chứa chất liệu độn. Trường hợp khách hàng muốn tháo chất liệu độn và độn lại cằm bác sĩ sẽ cắt gọt tỉ lệ sụn sao cho thích hợp nhất.
Bước 4: Gây tê

Khách hàng được tiêm tê tại vùng cằm. Điều này giúp bạn có những trải nghiệm dễ chịu nhất, không cảm thấy đau hay bất cứ khó chịu nào trong suốt quá trình thực hiện.
Bước 5: Rút chất liệu độn cằm

Bác sĩ rạch một đường nhỏ từ 1-1,5cm qua đường niêm mạc với các thao tác kỹ thuật khéo léo để đưa chất liệu sụn ra ngoài.
Lưu ý, với những trường hợp cằm bị viêm nhiễm thì không nên độn cằm ngay mà cần chờ thêm thời gian để hết viêm mới có thể thực hiện phẫu thuật.
Thời gian thực hiện
Thời gian thực hiện: 30 – 45 phút
Chăm sóc sau phẫu thuật
Chăm sóc cằm sau phẫu thuật là việc làm vô cùng quan trọng nhằm giúp thúc đẩy quá trình làm lành vết thương diễn ra nhanh hơn. Theo đó, chị em nên lưu ý:

- Giữ nguyên băng cằm ít nhất 2 ngày mới tháo bỏ
- Giữ vùng cằm sạch sẽ, tránh để bị dính nước 2-3 ngày đầu
- Nếu phẫu thuật qua đường miệng chị em cần thường xuyên súc miệng bằng nước muối để giữ vệ sinh, tránh gây viêm nhiễm.
- Nếu phẫu thuật đường ngoài cằm thì vệ sinh bằng thuốc Betadine 1 lần/ngày.
- Không nằm úp mặt thời gian đầu sau phẫu thuật cằm
- Không tác động mạnh đến vùng cằm tránh gây thương tổn
- Uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
- Kiêng ăn một số thực phẩm gây sẹo, sưng ngứa như rau muống, thịt gà, bò, hải sản, trứng, đồ nếp… 1 tháng đầu.
- Bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe như: Rau xanh, trái cây, thịt nạc, sữa tươi…
- Tránh tiếp xúc vùng cằm với bụi và nước bẩn. Khi ra ngoài nên đeo khẩu trang.
- Quay lại tái khám và cắt chỉ sau 7 ngày
